Giải Bài Tập Kinh Tế Quốc Tế Chương 4

Giải Bài Tập Kinh Tế Quốc Tế Chương 4

Bài tập 1: Một người tiêu dùng có một khoảng thu nhập I=120$, dùng để mua hai hàng hoá X và Y với giá lần lượt là PX=3$ và PY=1 $. Hàm tổng lợi ích của người tiêu dùng có dạng TU=2X*Y

Bài tập 1: Một người tiêu dùng có một khoảng thu nhập I=120$, dùng để mua hai hàng hoá X và Y với giá lần lượt là PX=3$ và PY=1 $. Hàm tổng lợi ích của người tiêu dùng có dạng TU=2X*Y

Bài tập tình huống thanh toán quốc tế

Một số bài tập tình huống thanh toán quốc tế cơ bản bao gồm:

Trong phương nhờ thu kèm chứng từ, trên B/L thường được ghi như thế nào trong ô consignee:

a. Consignee: To order of Collecting Bank.

b. Consignee: To Collecting Bank.

c. Consignee: To Drawee (Importer).

Thứ nhất, đây là phương thức nhờ thu kèm chứng từ, mà chứng từ lại đại diện cho hàng hóa, nên để kiểm soát được hàng hóa, nhà xuất khẩu không nên lấy B/L loại "Consignee: To Drawee (Importer)".

Vì quy định như vậy, nếu nhà nhập khẩu không trả tiền hoặc không chấp nhận trả tiền và không nhận bộ chứng từ, thì nhà xuất khẩu sẽ gặp khó khăn trong việc xử lý hàng hóa, vì chỉ có nhà nhập khẩu mới có quyền hợp pháp nhận được hàng.

Thứ hai, B/L quy định "Consignee: To Collecting Bank". Muốn được ngân hàng thu hộ xử lý hàng hóa thì phải có thỏa thuận trước. Nếu không, ngân hàng thu hộ sẽ được miễn trách nhiệm xử lý hàng hóa mà không chịu trách nhiệm gì. Hơn nữa, đây là B/L đích danh nên việc chuyển giao hàng hóa cho người khác (cho nhà nhập khẩu) phải tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành về hành vi ủy quyền nhận hàng trong ngoại thương.

Thứ ba, B/L quy định "Consignee: To order of Collecting Bank". Cũng như trường hợp trên, để được ngân hàng thu hộ xử lý hàng hóa thì phải có thỏa thuận trước. Vì đây là vận đơn theo lệnh nên việc chuyển nhượng vận đơn bằng thủ tục ký hậu là rất đơn giản và phổ biến.

Chính vì vậy, trong nhờ thu kèm chứng từ, B/L thường quy định theo trường hợp a.

Ngân hàng A nhận được bộ chứng từ nhờ thu từ ngân hàng đại lý B ở nước ngoài gửi đến với điều kiện trao chứng từ là D/A. Nhà nhập khẩu đã có văn bản chấp nhận thanh toán và ngân hàng A đã giao chứng từ cho khách hàng đi lấy hàng.

Đến hạn thanh toán, người mua không thanh toán, hỏi trách nhiệm thanh toán của ngân hàng A (ngân hàng thu hộ) là như thế nào?

Ngân hàng thu hộ không có trách nhiệm trả thay, vì cam kết thanh toán là của khách hàng (người nhập khẩu). Tuy nhiên, nếu ngân hàng thu hộ đã bảo lãnh thanh toán cho nhà nhập khẩu và đã gửi thông báo bảo lãnh đó cho ngân hàng nhờ thu, thì ngân hàng thu hộ phải thanh toán vô điều kiện khi nhờ thu đến hạn, mà không cần biết đến thiện chí hay năng lực thanh toán của khách hàng.

Trong lệnh nhờ thu có chỉ thị cho phép thanh toán từng phần và nói rõ 509 thanh toán theo điều kiện D/P và 50% thanh toán theo điều kiện D/A. Hỏi:

a. Người ủy thác (người xuất khẩu) phải lập bộ chứng từ như thế nào?

b. Ngân hàng thu hộ sẽ trao bộ chứng từ với điều kiện như thế nào?

a. Để phù hợp với quy định của Lệnh nhờ thu, người ủy thác pháp lý chứng từ, trong đó:

- Hóa đơn thương mại thể hiện 100% giá trị nhờ thu,

- Lập 02 hối phiếu, trong đó 01 hối phiếu at sight với 50% giá trị của hóa đơn; và 01 hối phiếu kỳ hạn để chấp nhận với 50% giá trị hóa đơn.b. Ngân hàng thu hộ sẽ trao chứng từ khi khách hàng đã thực hiện trả ngay 50% giá trị hóa đơn và đã ký chấp nhận hối phiếu kỳ hạn 50% giá trị hóa đơn.

Chữ ký của người ký phát hối phiếu có phải đăng ký không? Đăng ký ở đâu? Cách thức kiểm tra như thế nào?

a. Đối với các pháp nhân: Chỉ có những người có thẩm quyền theo quyết định thành lập, giấy đăng ký kinh doanh, thay mặt pháp nhân đó thì mới có quyền ký phát hối phiếu.

b. Đối với các thể nhân: Không cần đăng ký chữ ký, nhưng phải đủ năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật dân sự. Tùy theo uy tín và mức độ tin cậy của hai bên, mà khi ký hối phiếu có cần người làm chứng hay không. Người làm chứng uy tín và phổ biến ngày nay đó là các luật sư hay công chứng viên.

Lệnh nhờ thu quy định phí nhờ thu bên nào bên ấy chịu, nhưng người nhập khẩu từ chối thanh toán. Hỏi ngân hàng thu hộ phải làm gì?

Nếu Lệnh nhờ thu quy định rằng phí và/hoặc chi phí nhờ thu do Người trả tiền chịu, mà không nói rõ là có được miễn hay không, nhưng Người trả tiền từ chối thanh toán, thì, Ngân hàng thu hộ có thể trao chứng từ khi nhận được thanh toán hoặc chấp nhận hối phiếu hoặc chấp nhận các điều kiện khác, tùy từng trường hợp, mà không thu các khoản phí và/hoặc chi phí nhờ thu như đã yêu cầu.

Bất kỳ khi nào, khi các khoản phí và/hoặc chi phí nhờ thu được miễn, thì chúng sẽ được tính cho bên mà từ đó nhận được Nhờ thu gửi đến và sẽ được khấu trừ vào số tiền thanh toán.

Nếu Lệnh nhờ thu quy định phí bên nào bên ấy chịu (SHA) và không ? được miễn, nhưng người trả tiền từ chối thanh toán. Hỏi ngân hàng thu hộ phải làm gì?

Khi Lệnh nhờ thu nói rõ rằng các khoản phí và/hoặc chi phí nhờ thu không được miễn nhưng Người trả tiền lại từ chối thanh toán, thì Ngân hàng thu hộ sẽ không trao chứng từ và không chịu trách nhiệm gì về bất kỳ hậu quả nào phát sinh do bất kỳ sự chậm trễ nào trong việc chuyển giao chứng từ.

Khi các khoản phí và/hoặc chi phí nhờ thu bị từ chối thanh toán, thì Ngân hàng thu hộ phải không chậm trễ thông báo bằng viễn thông, hoặc nếu không thể, thì bằng các phương tiện nhanh chóng khác cho ngân hàng mà từ đó nhận được Lệnh nhờ thu gửi đến.

Sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ, ký phát hối phiếu đòi tiền Ngân hàng phát hành LC và chỉ định người thụ hưởng ghi ở mặt trước hối phiếu là chính mình. Là cán bộ ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu, bạn sẽ làm gì?

Sẽ là vô cùng sai lầm nếu cán bộ ngân hàng im lặng và chuyển bộ chứng từ cùng hối phiếu đi đòi tiền nước ngoài mà không có khuyến cáo gì đối với khách hàng. Vì hối phiếu chỉ định người thụ hưởng là người xuất khẩu, mà người này lại không có tài khoản ở nước ngoài, thì ngân hàng nước ngoài biết trả tiền cho ai? Do đó, nhà xuất khẩu sẽ không lấy được tiền, chừng nào hối phiếu chưa được xuất trình lại cho phù hợp.

Để xuất trình hối phiếu phù hợp, hầu hết các câu trả lời đều cho rằng, cán bộ ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng ký phát lại hối phiếu và chỉ định ngân hàng phục vụ khách hàng là người thụ hưởng hối phiếu. Làm như vậy là không sai, nhưng có thể làm cách khác đơn giản hơn, đồng thời phản ánh được bản chất của quan hệ hối phiếu, đó là: "Nhà xuất khẩu chỉ việc ký hậu hối phiếu chuyển nhượng cho ngân hàng phục vụ mình".

Hy vọng bài chia sẻ về Bài Tập Thanh Toán Quốc Tế Có Lời Giải của Xuất nhập khẩu Lê Ánh sẽ hữu ích tới bạn đọc. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của Xuất nhập khẩu Lê Ánh nhé.

Các Loại Điện MT (Message Type) Trong Thanh Toán Quốc Tế

Hối Phiếu Là Gì? So Sánh Hối Phiếu Và Lệnh Phiếu

CCC Là Gì? Quy Trình Nhận Chứng Nhận Bắt Buộc Trung Quốc CCC

Sửa Đổi LC Chuyển Nhượng Trong Thanh Toán Quốc Tế

Từ khóa: bài tập thanh toán quốc tế, bài tập cán cân thanh toán quốc tế, bài tập thanh toán quốc tế tỷ giá hối đoái, giải bài tập thanh toán quốc tế, bài tập môn thanh toán quốc tế, bài tập thanh toán quốc tế có lời giải, các dạng bài tập thanh toán quốc tế, bài tập các phương thức thanh toán quốc tế, bài tập tình huống thanh toán quốc tế, bài tập về thanh toán quốc tế

Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Địa chỉ đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học xuất nhập khẩu ở Hà Nội và TPHCM, khóa học logistics cơ bản - chuyên sâu, khóa học thanh toán quốc tế, khóa học khai báo hải quan chuyên sâu, Khóa học purchasing, khóa học sale xuất khẩu chuyên sâu hay khóa học báo cáo quyết toán hải quan... và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các khóa học xuất nhập khẩu TPHCM, Hà Nội hay theo hình thức online: 0904.84.8855

Ngoài các khóa học xuất nhập khẩu - logistics chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán online - offline, khóa học hành chính nhân sự chuyên nghiệp chất lượng tốt nhất hiện nay.

Thực hiện bởi: XUẤT NHẬP KHẨU LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO XUẤT NHẬP KHẨU THỰC TẾ SỐ 1 VIỆT NAM