Cờ Tướng

Cờ Tướng

Cờ tướng còn gọi là Cờ tướng Trung Quốc (tiếng Trung: 象棋; bính âm: Xiàngqí, Hán-Việt: Tượng kỳ, tiếng Anh: Chinese Chess hoặc Xiangqi) để phân biệt với cờ tướng Triều Tiên (janggi) và cờ tướng Nhật Bản (shogi), là một trò chơi board game dành cho hai người có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đây là loại cờ phổ biến tại các nước như Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam và những nơi có cộng đồng người Hoa sinh sống.

Cờ tướng còn gọi là Cờ tướng Trung Quốc (tiếng Trung: 象棋; bính âm: Xiàngqí, Hán-Việt: Tượng kỳ, tiếng Anh: Chinese Chess hoặc Xiangqi) để phân biệt với cờ tướng Triều Tiên (janggi) và cờ tướng Nhật Bản (shogi), là một trò chơi board game dành cho hai người có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đây là loại cờ phổ biến tại các nước như Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam và những nơi có cộng đồng người Hoa sinh sống.

Hệ thống 2: A Manual of Chinese Chess của Charles Fred Wilkes

Đây là hệ thống ghi chép được dùng phổ biến ở Việt Nam. Mỗi nước được ghi theo thứ tự: số thứ tự nước đi, tên quân cờ, vị trí cũ, hướng dịch chuyển và số bước di chuyển/vị trí mới. Ví dụ, nước đầu, Đỏ đi Pháo 2 bình 5, bên Đen mã 8 tấn 7 thì ghi:

Nước thứ hai, Đỏ đưa Pháo ở cột 8 lùi 1 bước, Đen đưa Tốt cột 7 lên một bước.

Nếu 2 Pháo (hay Mã, Xe) nằm trên một đường thì ghi Pt (hoặc Mt, Xt) là Pháo trước (hoặc Mã trước, Xe trước), Ps (hoặc Ms, Xs) là Pháo sau (hoặc Mã sau, Xe sau).

Trong trường hợp cả 5 quân Tốt (Binh) nằm trên cùng một cột thì ký hiệu:

Hệ thống 3: Trước năm 1955 và các giải đấu dành cho các đấu thủ không phải là gốc Hoa và gốc Việt

Ký hiệu của một quân cờ được lấy là chữ cái đầu của tên các quân cờ, riêng quân Tốt thì không lấy chữ cái nào cả.

Quy tắc thống nhất đối với tất cả các nước:

Tên một ô là sự kết hợp tên một cột với số của một hàng.

Mỗi nước được ghi theo thứ tự: tên quân cờ, ô xuất phát, ô đến.

Ví dụ, nước đầu, Đỏ đi Pháo từ h3 đến e3, bên Đen Mã từ h9 đến g8 thì ghi:

Ví dụ về trường hợp chiếu hết chỉ sau 4 nước:

Nước ăn quân thường được ký hiệu bằng dấu nhân (x). Nước chiếu Tướng có ký hiệu là dấu cộng (+), nước chiếu đôi (hai quân cùng chiếu Tướng) có ký hiệu là hai dấu cộng (++) và chiếu hết có ký hiệu là dấu thăng (#).

Người ta thường chia ván cờ ra làm ba giai đoạn: khai cuộc, trung cuộc và tàn cuộc.

Thường khai cuộc được tính trong khoảng 5-12 nước đầu tiên. Các nghiên cứu mới cho biết khai cuộc đóng góp rất quan trọng vào khả năng thắng của một ván cờ. Khai cuộc có thể đóng góp đến 40% trong khi trung cuộc và tàn cuộc đóng góp 30% mỗi giai đoạn.

Có rất nhiều dạng khai cuộc khác nhau, nhưng nói chung, có thể chia khai cuộc thành hai loại chính: khai cuộc Pháo đầu và khai cuộc không Pháo đầu.

Khai cuộc và tàn cuộc do có vị trí và số lượng quân cờ có thể quy chung về một số dạng chính nên người ta đã nghiên cứu và tổng kết được các dạng như trên. Còn ở trung cuộc, thế cờ lúc này theo kiểu "trăm hoa đua nở" nên chủ yếu vận dụng các chiến thuật cơ bản như:

Trung tàn là giai đoạn giữa Trung cuộc sắp chuyển sang giai đoạn Tàn cuộc, ở giai đoạn này hai bên thường bị mất một hoặc hai xe, khi hai người chơi đều đổi cả hai quân xe thì các kỳ thủ thường gọi vui là Cờ đi bộ vì khi đó ván cờ sẽ chơi theo đường dài.

Tàn cuộc là giai đoạn tổng số quân cờ, đặc biệt là quân tấn công (Xe, Pháo, Mã, Tốt) cả hai bên còn rất ít. Tàn cuộc chia làm ba loại,

1, Cờ tàn thực dụng loại cờ tàn mà thắng thua được các chuyên gia nghiên cứu và giải thích rõ ràng,

2, Cờ tàn thực chiến loài này đa biến phức tạp và thắng thua khó có thể phân định được rõ ràng,

3, Cờ tàn nghệ thuật loài này được gọi là Cờ thế nó cũng được coi là cờ tàn nhưng được sắp xếp các quân cờ thành những dạng độc đáo và thường có tính chất nghệ thuật cao.

Sát cuộc là một giai đoán kết thúc của ván cờ, khi người chơi sử dụng một hoặc nhiều quân để chiếu hết (chiếu bí) tướng của đối phương .

Cờ bỏi cũng là một hình thức đánh cờ, nhưng bàn cờ sẽ là một cái sân rộng có kẻ ô, các quân cờ được ghi lên các tấm biển bằng gỗ, gắn vào các cột dài chừng 1 mét có đế được đặt lên các vị trí trên sân. Người chơi phải tự nhấc quân cờ để đi, trước khi đi quân, phải có hiệu lệnh bằng trống bỏi. Từng đôi một vào thi đấu ở sân cờ. Thực chất đây là một bàn cờ lớn và nhiều người có thể cùng xem được.

Trong các lễ hội dân gian vùng đồng bằng Bắc Bộ, cờ người là một trong những cuộc thi đấu thu hút được rất nhiều người đến xem và cổ vũ. Thông thường, nơi diễn ra trận cờ người là sân đình của làng. Quân cờ là những nam thanh nữ tú được làng kén chọn, vừa phải đẹp người, vừa phải đẹp nết. Tướng được phục trang như sau: đội mũ tướng, soái, mặc triều phục bá quan văn võ, chân đi hài thêu, lọng che. Sĩ đội mũ cánh chuồn có tua vàng. Mỗi người trong đội cờ cầm một chiếc trượng phía trên có gắn biểu tượng quân cờ được trạm trổ tinh xảo, sơn son thếp vàng lộng lẫy. Đội nam mặc áo đỏ, đội nữ mặc áo vàng với thắt lưng theo lối xưa.

Trước khi vào vị trí của mỗi người trên sân cờ, cả đội cờ múa theo tiếng trống, đàn, phách. Sau khi quân cờ đã vào các vị trí, một hồi trống dài nổi lên, hai đấu thủ cờ mặc áo dài, khăn xếp xuất hiện để được giới thiệu danh tính, mỗi người cầm một cây cờ đuôi nheo ngũ sắc nhỏ để chỉ huy trận đánh. Quanh sân, hàng trong thì khán giả ngồi, hàng ngoài đứng, chăm chú thưởng thức ván cờ và bàn tán râm ran. Khi cờ đến hồi gay cấn, cả sân xôn xao, một nước xuất thần, cả sân đều ồ lên khoái trá. Nếu quân cờ nào đó đi hơi chậm là có tiếng trống bỏi lanh canh vui tai nhắc nhở "cắc...tom tom". Bên lề sân có một cái trống to thỉnh thoảng được gióng lên một hồi điểm cho những nước đi. Khi Tướng bị chiếu, tiếng trống dồn dập, đám đông lại càng đông hơn, đã náo nhiệt lại càng náo nhiệt thêm. Đặc biệt hơn trong một số lễ hội, thỉnh thoảng người ta còn đọc những lời thơ ứng khẩu bình những nước đi trong sân trên chiếc loa ở sân.

Cờ tưởng là hình thức đánh cờ bằng trí tưởng tượng, không nhìn bàn cờ thật. Các đối thủ không cần phải quay lưng lại với bàn cờ mà ngồi trước một bàn cờ trống (bàn cờ thật được để bên cạnh có ngăn cách). Ngồi đối diện sau những tấm kính, hai kỳ thủ đấu trí với nhau trên bàn cờ tưởng tượng trong trí nhớ rồi viết lên một tờ giấy đưa cho đối thủ xem, sau đó trao cho trọng tài. Mỗi nước đi của vận động viên được ghi lại trên giấy, được thông báo cho đối thủ sau đó đối thủ sẽ truyền cho trọng tài ngồi ở bàn bên cạnh để thực hiện nước đi đó trên bàn cờ cho khán giả thưởng thức. Do bàn trọng tài đặt bên cạnh bàn đấu (có rèm che bàn vận động viên), nên vận động viên không được rời bàn với bất kỳ lý do gì vì sợ họ nhìn lén các nước đã đi của mình. Quốc tế đại sư Tưởng Xuyên của Trung Quốc hiện đang giữ kỷ lục thế giới về cờ tưởng.

Cờ úp là hình thức đánh cờ khi mà 15 quân mỗi bên được úp ngược và sắp xếp ngẫu nhiên (trừ quân Tướng được đặt tại vị trí gốc của nó). Khi sắp cờ các quân cờ của mỗi bên xáo trộn ngẫu nhiên, bị úp sau đó sắp theo thế trận cờ tướng thông thường.

Nước đi đầu tiên của quân cờ úp phải tuân theo luật đi của quân cờ tại vị trí mà nó đang chiếm giữ. VD: quân bị úp đang ở vị trí của quân tốt thì phải đi theo nước của quân tốt. Sau khi đi một quân cờ úp thì quân đó sẽ lật ngửa và người chơi sẽ biết được nó là quân nào và từ đó trở đi quân đó đi theo luật của quân cờ ngửa.

So với cờ tướng thì cờ úp có nước đi phong phú và đa dạng hơn, vì cờ tướng úp có thêm Sĩ và Tượng chiếu bắt tướng được. Trong tình huống nguy cấp, có thể chỉ cần mở đúng quân cờ sẽ làm thay đổi cục diện ván đấu.

Là loại cờ dành cho 3 người chơi, luật chơi và số quân của mỗi bên như nhau, không khác gì với cờ tướng bình thường. Bàn cờ thường là hình lục giác, bên nào bị mất Tướng trước thì quân bên đó sẽ được sáp nhập vào quân đã chiếm quân đó, nước bị chiếm sẽ bị người chơi của nước chiếm điều khiển tùy ý (tức là một người chơi sẽ có 2 tướng, 4 xe,...). Sau khi có 1 nước chiếm được một nước rồi thì quân bên kia sẽ chơi thế trận 1 chọi 2, bên quân chiếm được hai nước nếu bị chiếm một nước thì vẫn có thể sử dụng nước mình đã chiếm mà chơi tiếp.

Chơi cờ thế là hình thức chơi cờ mà bàn cờ lúc ban đầu đã có sẵn các thế cờ, quân cờ đang ở các vị trí như trong một ván cờ dang dở, mức độ thế cờ từ dễ đến khó và người chơi phải thắng hoặc hòa sau một số nước đi được yêu cầu từ trước. Cờ thế hay được thấy ở các lễ hội dân gian.

(Bài "Vịnh bàn cờ thắng" của Trần Cao Vân)

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về

Wir verwenden Cookies und Daten, um

Wenn Sie „Alle akzeptieren“ auswählen, verwenden wir Cookies und Daten auch, um

Wenn Sie „Alle ablehnen“ auswählen, verwenden wir Cookies nicht für diese zusätzlichen Zwecke.

Nicht personalisierte Inhalte und Werbung werden u. a. von Inhalten, die Sie sich gerade ansehen, und Ihrem Standort beeinflusst (welche Werbung Sie sehen, basiert auf Ihrem ungefähren Standort). Personalisierte Inhalte und Werbung können auch Videoempfehlungen, eine individuelle YouTube-Startseite und individuelle Werbung enthalten, die auf früheren Aktivitäten wie auf YouTube angesehenen Videos und Suchanfragen auf YouTube beruhen. Sofern relevant, verwenden wir Cookies und Daten außerdem, um Inhalte und Werbung altersgerecht zu gestalten.

Wählen Sie „Weitere Optionen“ aus, um sich zusätzliche Informationen anzusehen, einschließlich Details zum Verwalten Ihrer Datenschutzeinstellungen. Sie können auch jederzeit g.co/privacytools besuchen.