Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đã có Văn bản hợp nhất số 5161/VBHN-BLĐTBXH Nghị định Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, trong đó nêu rõ các đối tượng người có công được hỗ trợ cải thiện nhà ở bằng các hình thức khác nhau.
Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đã có Văn bản hợp nhất số 5161/VBHN-BLĐTBXH Nghị định Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, trong đó nêu rõ các đối tượng người có công được hỗ trợ cải thiện nhà ở bằng các hình thức khác nhau.
Dự thảo Luật Nhà giáo đã được trình Quốc hội ý kiến tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024) và dự kiến sẽ được thông qua ở kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025), theo Nghị quyết 129/2024/QH15.
Đáng chú ý, tại Điều 27 dự thảo Luật này có đề xuất về tiền lương và phụ cấp đối với nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập như sau:
- Lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp;
- Phụ cấp ưu đãi nghề và các phụ cấp khác tùy theo tính chất công việc, theo vùng theo quy định của pháp luật;
- Nhà giáo cấp học mầm non; nhà giáo công tác ở nơi đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; nhà giáo trường chuyên biệt, trường chuyên biệt khác; nhà giáo thực hiện giáo dục hòa nhập; nhà giáo là người dân tộc thiểu số và nhà giáo ở một số ngành nghề đặc thù được ưu tiên trong chế độ tiền lương và phụ cấp cao hơn so với các nhà giáo khác;
- Nhà giáo tuyển dụng, xếp lương lần đầu được xếp tăng 01 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.
Bên cạnh đó, tiền lương và các chính sách theo lương của nhà giáo trong cơ sở giáo dục ngoài công lập bảo đảm không ít hơn tiền lương và các chính sách theo lương của nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập có cùng trình độ đào tạo, cùng chức danh trừ khi có thỏa thuận khác.
Tại dự thảo Luật này cũng đã đề xuất 6 trường hợp nhà giáo được hưởng lương và phụ cấp cao hơn.
Như vậy, nếu như dự thảo Luật Nhà giáo được thông qua vào tháng 5/2025 thì chế độ tiền lương của nhà giáo cũng sẽ được điều chỉnh, cải thiện đáng kể.
Trên đây là thông tin liên quan đến vấn đề chính sách tiền lương 2025 có gì mới?
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài
Từ thời điểm 01/7/2025, khi Luật Bảo hiểm xã hội 2024 mới bắt đầu có hiệu lực thì việc có tăng lương hưu không là vấn đề đặc biệt được quan tâm.
Về điều này, Luật Bảo hiểm xã hội 2024, cụ thể theo Điều 67, từ 01/7/2025 sẽ tiếp tục thực hiện điều chỉnh lương hưu cho người lao động, cụ thể quy định như sau:
1. Lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và quỹ BHXH.
2. Điều chỉnh mức tăng lương hưu thỏa đáng đối với đối tượng có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu trước năm 1995 bảo đảm thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ.
3. Chính phủ quy định thời điểm, đối tượng, mức điều chỉnh lương hưu quy định tại Điều này.
Theo khoản 2 Điều 99 Luật này thì việc điều chỉnh lương hưu cho người tham gia BHXH tự nguyện cũng được thực hiện theo quy định tại Điều 67 nêu trên.
Như vậy, từ 01/7/2025, lương hưu sẽ được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng phù hợp ngân sách Nhà nước cũng như quỹ BHXH. Tuy nhiên, mức điều chỉnh cụ thể, thời điểm điều chỉnh... sẽ do Chính phủ quy định.
Ngoài ra, các đối tượng có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu trước năm 1995 cũng sẽ được điều chỉnh mức tăng lương hưu thỏa đáng bảo đảm thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ.
Trước đó, theo Nghị định 75/2024/NĐ-CP, từ ngày 01/7/2024, điều chỉnh tăng thêm 15% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) và trợ cấp hằng tháng của tháng 6/2024.
Đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hằng tháng theo quy định, sau khi điều chỉnh tăng thêm 15% trên mức lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng, có mức hưởng thấp hơn 3.500.000 đồng/tháng thì được điều chỉnh tăng thêm như sau:
- Tăng thêm 300.000 đồng/người/tháng: Đối với những người có mức hưởng dưới 3.200.000 đồng/người/tháng;
- Tăng lên bằng 3.500.000 đồng/người/tháng: Đối với những người có mức hưởng từ 3.200.000 đồng/người/tháng đến dưới 3.500.000 đồng/người/tháng.
Mức lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hằng tháng sau khi điều chỉnh theo quy định nêu trên là căn cứ để tính điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hằng tháng ở những lần điều chỉnh tiếp theo.
Theo quy định tại Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, người lao động đóng BHXH 15 năm được hưởng lương hưu.
Căn cứ theo Điều 72, Điều 99 và Điều 104 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 thì mức lương hưu hằng tháng đối với người đóng BHXH bắt buộc, đóng BHXH tự nguyện được tính theo công thức sau đây:
Mức lương hưu hằng tháng = (Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng) x (Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH)
Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính như sau:
- Đối với nữ: Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
- Đối với nam: Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
Trường hợp có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm, mức lương hưu hằng tháng bằng 40% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH tương ứng 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 1%.
Ngoài ra, Luật Bảo hiểm xã hội 2024 cũng đã thay đổi điều kiện hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu từ 7/2025.
Hiện nay, Điều 58 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định điều kiện để hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu là người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.
Điều 68 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 thay đổi điều kiện hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu. Theo đó, lao động nam có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 35 năm, lao động nữ có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 30 năm thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.
Có nghĩa, từ 01/7/2025 điều kiện hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu:
- Đối với lao động nam: Có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 35 năm.
- Đối với lao động nữ: Có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 30 năm.
Người lao động tham gia BHXH từ năm 2025 không được tính lương hưu trên những năm đóng BHXH cuối cũng là quy định mới.
Theo quy định tại Luật BHXH hiện hành và Điều 72 Luật BHXH 2024 thì mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH để tính lương hưu của người lao động thuộc khu vực nhà nước được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của một số năm cuối trước khi nghỉ hưu.
Tuy nhiên, tại điểm g khoản 1 Điều 72 Luật BHXH 2024 quy định:
g) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 trở đi thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
Có nghĩa, nếu bắt đầu tham gia BHXH từ 2025, mức lương hưu của người lao động thực hiện theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định sẽ được tính dựa trên toàn bộ quá trình đóng giống như người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ra Quyết định 1225/QĐ-BLĐTBXH điều tra tình hình lao động, tiền lương trong doanh nghiệp trong năm 2024 với quy mô lớn nhất từ trước đến nay.
Theo đó, việc điều tra sẽ được tiến hành trên phạm vi 3.400 doanh nghiệp của 18 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đại diện cho 8 vùng kinh tế của cả nước, có số lượng doanh nghiệp lớn, thị trường lao động phát triển.
Trong đó, những địa phương có số lượng doanh nghiệp được khảo sát nhiều là TP. Hà Nội với 700 doanh nghiệp và 1.400 lao động; TP.HCM với 800 doanh nghiệp, 1.600 lao động; tỉnh Đồng Nai với 200 doanh nghiệp và 400 lao động; các tỉnh, thành phố: Bắc Ninh, Thanh Hóa, TP. Đà Nẵng, tỉnh Bình Dương mỗi địa phương 150 doanh nghiệp và 300 lao động…
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết việc điều tra này nhằm thu thập các thông tin về tình hình sản xuất, kinh doanh, lao động, tiền lương trong doanh nghiệp. Từ đó, cung cấp cơ sở cho việc điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trong năm 2025 theo hoạt động của Hội đồng Tiền lương Quốc gia.
Việc điều tra cũng đồng thời, phục vụ công tác quản lý, công bố định kỳ mức tiền lương bình quân trên thị trường lao động, để doanh nghiệp, người lao động tham khảo, làm cơ sở thương lượng tiền lương.
Như vậy, mức lương tối thiểu vùng trong năm 2025 có thể được điều chỉnh theo hoạt động của Hội đồng Tiền lương Quốc gia dựa trên kết quả điều tra tình hình lao động, tiền lương trong doanh nghiệp trong năm 2024.
Hiện nay, mức lương tối thiểu vùng được thực hiện theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP. Theo đó, lương tối thiểu vùng 1 là 4,96 triệu đồng/tháng, vùng 2 là 4,41 triệu đồng/tháng, vùng 3 là 3,86 triệu đồng/tháng, vùng 4 là 3,45 triệu đồng/tháng.
Lương tối thiểu giờ vùng 1 là 23.800 đồng; vùng 2: 21.200 đồng; vùng 3: 18.600 đồng; vùng 4: 16.600 đồng.